Đào tạo

Hệ Cao đẳng

Chức vụ: Trưởng Khoa Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Điện tử viễn thông user.cdgt@thuathienhue.gov.vn

Giảng dạy
- Sơ cấp: Luật giao thông đường bộ.
- Trung cấp: Hệ thống thủy khí trên ô tô, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, hệ thống điện động cơ, hệ thống điện thân xe

Bài đăng tạp chí
Nguyễn Tất Thành (2012), Nghiên cứu thực nghiệm cơ cấu kiểm soát hệ thống cung cấp nhiên liệu cho xe tập lái, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 53, số 4, trang 56-61.

Danh hiệu khen thưởng:
- Giáo viên dạy giỏi TCCN cấp tỉnh (giải Ba - 2012)
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (2012)

Quá trình thành lập khoa Công nghệ kỹ thuật giao thông
  • Năm 1993, thành lập Tổ Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 1995, thành lập Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 2006, thành lập Khoa Cơ khí giao thông trên cơ sở Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Đào tạo các ngành trình độ cao đẳng: Công nghệ ô tô
  • Đào tạo các ngành trình độ trung cấp: Bảo trì và sửa chữa ô tô, Điện công nghiệp và dân dụng và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Tham gia đào tạo liên thông cao đẳng, đại học và hệ sơ cấp nghề.
   

Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ kỹ thuật giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,... cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông như: trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường; khai thác và sửa chữa công trình giao thông,... Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm việc tại các công ty xây dựng Cầu Đường, các công ty quản lý và sửa chữa các công trình giao thông và các công ty xây dựng,... Nhìn chung, tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, bạn có thể làm việc tại các vị trí:

  • Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Cán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.
  • Ngoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.

Điều kiện tuyển sinh

Bạn có thể xét tuyển vào Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế bằng hai cách sau:

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại:
    • Địa chỉ: 365 Điện biên Phủ, thành phố Huế.
    • Điện thoại: 0234 3884545
  2. Đăng ký trực tuyến tại:

Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước.

Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, do đó liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chống trở thành xu thế lựạ chọn cho các bạn trẻ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành Công nghệ ô tô là gì? Ra trường làm gì?.

Ngành Công nghệ ô tô là gì?

Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Học ngành công nghệ ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, hệ thống điện – điện tử ô tô, Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Công nghệ lắp ráp ô tô,…

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

  • Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
  • Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô

Điều kiện tuyển sinh

Bạn có thể xét tuyển vào Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế bằng hai cách sau:

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại:
    • Địa chỉ: 365 Điện biên Phủ, thành phố Huế.
    • Điện thoại: 0234 3884545
  2. Đăng ký trực tuyến tại:

Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.

Ngành Điện công nghiệp là gì?

Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.

Yêu cầu công việc đối với các công nhân, kỹ sư ngành Điện Công nghiệp phải đảm bảo thực hiện thành thạo các thao tác như: lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện; vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác,…

Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.

Ngành Điện công nghiệp học những gì?

Ngành Điện công nghiệp với các đặc điểm ngành nghề như:

– Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
– Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
– Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng

– Vì vậy khi theo học ngành này, sinh viên được được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo.

Tương lai cho ngành Điện Công nghiệp

Dù trải qua thời gian học chính quy, học nghề hay tự học đi chăng nữa, học viên sau khi tốt nghiệp ngành Điện Công nghiệp đều có khả năng tìm kiếm việc làm ngay. Do nhu cầu sử dụng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, hơn nữa hiện nay, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp mở rộng kinh doanh tuyển dụng số lượng đáng kể các công nhân, kỹ sư Điện Công nghiệp.

Sau khi trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc. Hoặc có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng. Những ai có năng lực, kinh nghiệm và chí cầu tiến cao có thể trở thành trưởng bộ phận, giám sát, quản lý tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp có sử dụng hệ thống Điện Công nghiệp.

Học ngành Điện công nghiệp ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp bạn có thể đảm nhận các công việc như:

– Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp.

– Vận hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

–  Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;

Bạn đang thắc mắc ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, và cơ hội việc làm như thế nào. Bạn đang muốn tìm hiểu về ngành kỹ thuật xây dựng và muốn tìm một ngành học phù hợp. Hãy tìm tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Ngành kỹ thuật xây dựng không phải là ngành hot nhưng luôn là ngành thời thượng đối với Việt Nam. Là một trong những đất nước đang phát triển, cần xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Vì vậy luôn cần nguồn lớn nhân lực làm trong mảng kỹ thuật xây dựng.

Ngành kỹ thuật xây dựng là gì?

Ngành kỹ thuật xây dựng là ngành học đào tạo ra các kỹ sư xây dựng có khả năng tư vấn, thực thi, giám sát, thiết kế và nghiệm thu công trình. Trong đó bao gồm các công trình của nhà nước như đường cầu, các cơ sở vật chất công cộng. Ngoài ra kỹ sư xây dựng còn làm các công trình cho doanh nghiệp cá nhân.

Khi học ngành kỹ thuật xây dựng bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về khoa học tự viên và khoa học xã hội. Một số môn như: chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán học đại cương… Tiếp đến là các môn chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng. Bạn sẽ được học các môn về thiết kế, tính toán, phân tích, tổ chức thi công và tư vấn giám sát công trình. Sinh viên được thực tập tại các công ty xây dựng, có kiến thức thực tế.

Ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm những việc gì?

Học ngành kỹ thuật xây dựng thường sẽ làm về các công việc xây dựng cơ sở vật chất. Để xây dựng được một công trình cần phải có nhiều nhân lực và làm nhiều công việc khác nhau. Vì vậy ngành kỹ thuật xây dựng bao hàm rất nhiều công việc liên quan đến xây dựng. Học kỹ thuật xây dựng ra bạn có thể làm được tất cả các vị trí liên quan đến ngành. Việc làm ngành kỹ thuật xây dựng có 3 loại: làm ngoài trời, làm việc ở công xưởng, văn phòng. Trong mỗi loại sẽ có những vị trí công việc khác nhau.

  • Làm việc ngoài trời: là những người trực tiếp thi công công trình gồm các vị trí như sau. Giám sát công trình, thi công công trình, nghiệm thu công trình, thẩm định công trình.
  • Làm việc ở công xưởng là những công việc như: giám sát nội bộ, quản lý chất lượng.
  • Các công việc làm ở văn phòng như: Thiết kế, chuyên viên tư vấn, thẩm định chất lượng công trình.

Cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật xây dựng

Ngành kỹ thuật xây dựng ở các nước phát triển có chuyên môn cao và kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên cũng vì lẽ đó mà nhu cầu xây dựng ở các nước phát triển rất thấp, vì cơ sở hạ tầng của họ hầu như đã hoàn thiện. Ngược lại đối với các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, còn lạc hậu. Vì vậy nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất ở các nước này là rất cao. Kém theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự phục vụ xây dựng cũng tăng.

Việt Nam là một nước đang phát triển, gần đi lên phát triển. Nhưng về mặt cơ sở hạ tầng xây dựng chưa thống nhất, còn lạc hậu là yếu kém. Vì vậy nhu cầu khắc phục, xây dựng cơ sở vật chất liên tục mỗi năm. Tạo ra cơ hội việc làm cho các sinh viên viên học ngành Kỹ thuật xây dựng. Tuy nhiên các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, nước ta vẫn cần sự hỗ trợ từ kỹ sư nước ngoài. Vì vậy để thấy được rằng nguồn nhân lực chúng ta có nhưng trình độ chưa thật sự cao. Vì vậy việc lựa chọn một trường học đào tạo kỹ thuật xây dựng chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn có tương lai rộng mở hơn.

Giáo trình công nghệ oto nhúng PDF

Quá trình thành lập khoa Công nghệ ô tô
  • Năm 1993, thành lập Tổ Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 1995, thành lập Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 2006, thành lập Khoa Cơ khí giao thông trên cơ sở Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Đào tạo các ngành trình độ cao đẳng: Công nghệ ô tô
  • Đào tạo các ngành trình độ trung cấp: Bảo trì và sửa chữa ô tô, Điện công nghiệp và dân dụng và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Tham gia đào tạo liên thông cao đẳng, đại học và hệ sơ cấp nghề.
  • Năm 1993, thành lập Tổ Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 1995, thành lập Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Năm 2006, thành lập Khoa Cơ khí giao thông trên cơ sở Ban Giáo viên lý thuyết.
  • Đào tạo các ngành trình độ cao đẳng: Công nghệ ô tô
  • Đào tạo các ngành trình độ trung cấp: Bảo trì và sửa chữa ô tô, Điện công nghiệp và dân dụng và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Tham gia đào tạo liên thông cao đẳng, đại học và hệ sơ cấp nghề.